Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương cần tránh để giữ bình an

Bốc bát hương là bước quan trọng trong nghi thức thờ cúng của người Việt. Tuy nhiên, gia chủ cần thực hiện theo đúng nguyên tắc và tránh những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để đảm bảo tính linh thiêng, đem lại may mắn trong suốt giai đoạn thờ cúng về sau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Xưởng Rèm Đăng Khoa tìm hiểu về những điều cần tránh khi bốc bát hương và các bước bốc bát hương đúng cách.

1. Bát hương có ý nghĩa thế nào trong phong thuỷ?

Bát hương là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng, mang giá trị tâm linh mạnh mẽ và là nơi kết nối giữa dương gian và âm thế. Theo đó, bát hương không chỉ là nơi để cắm nén nhang vào những ngày rằm, ngày giỗ chạp, mà nó còn được xem là một biểu tượng văn hóa cao đẹp, chứa đựng giá trị truyền thống lâu đời.

Phong tục bốc bát hương được ra đời nhằm bày tỏ lòng thành kính và sự tri ân đối với các vị Thần, Phật và gia tiên. Đồng thời tạo nên sự liên kết vô hình giữa các thế hệ, giúp các thế hệ sau hiếu kính và sống đúng với đạo đức ở đời. Từ đó, họ sẽ cảm thấy nhẹ lòng, thu hút những nguồn năng lượng tích cực và may mắn hơn. Chính vì vậy, gia chủ cần quan tâm đến những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để đảm bảo nghi thức được diễn ra thành công ở góc độ tâm linh, tín ngưỡng và giá trị tinh thần.

những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Bát hương là nơi giáng ngự của thần thánh, ông bà tổ tiên

>>>> THAM KHẢO NGAY:

2. Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương cần tránh

Khi thực hiện nghi thức bốc bát hương, gia chủ không chỉ cần quan tâm đến những điều kiêng kỵ trong quá trình thực hiện mà còn trong cả quá trình chuẩn bị và sau khi bốc bát hương. Việc tuân thủ những quy tắc này sẽ giúp bảo vệ không gian thờ cúng khỏi những ảnh hưởng xấu, đồng thời thể hiện lòng thành kính đối với các bậc thần thánh, tổ tiên.

2.1 Những điều kiêng kỵ trước khi bốc bát hương

Trong quá trình chuẩn bị bát hương, gia chủ cần chú ý một số kiêng kỵ dưới đây để đảm bảo sự tôn trọng và đem lại may mắn cho gia đình:

  • Tuyệt đối không được sử dụng bát hương cũ hoặc sứt, mẻ để thờ cúng, điều này có thể mang lại những điềm xấu và xui rủi cho gia đình.
  • Không nên sử dụng bát hương bằng đá trên bàn thờ gia tiên, loại này chỉ sử dụng ở đền, chùa, miếu.
  • Vệ sinh bát hương sạch sẽ trước khi thờ cúng bằng nước thơm. Bát hương không được có mùi khó chịu hoặc quá nặng, vì sẽ gây mất tập trung trong quá trình thờ cúng.
  • Không nên sử dụng quá nhiều bát hương trong khi thực hiện nghi thức. Vì sẽ tạo ra khói đen, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên bật quạt hoặc điều hòa vì sẽ nó có thể làm tắt lửa và làm mất đi sự thiêng liêng trong khi thờ cúng.
  • Tránh để bát hương để gần với các dụng cụ hoặc vật phẩm trang trí khác.
  • Không được thắp nến và bật đèn điện cùng lúc vì có thể sẽ gây cháy nổ.

2.2 Những điều cần kiêng trong khi bốc bát hương

Khi bốc bát hương, gia chủ cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc riêng. Dưới đây là những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương mà gia chủ cần nhớ:

  • Không nên bốc bát hương vào những ngày tam nương, mồng 1, mồng 2 và mồng 5 âm lịch. Đây là những ngày tà ma hoạt động mạnh.
  • Không nên bốc bát hương vào buổi trưa hoặc đêm khuya.
  • Chỉ nên dùng 1 ít hương liệu trong một lần bốc để tránh gây khó chịu cho người thờ cúng.
  • Tránh đổ hương lên bàn thờ hoặc đất. Thay vào đó, hãy đặt bát hương vào giá để tránh ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
  • Trong quá trình bốc hương, cần giữ cho tâm trí trong sáng và tôn trọng thần linh, đặc biệt không được nói chuyện, cãi vã hoặc xúc phạm người khác.
những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Gia chủ cần chú ý những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương để thể hiện lòng thành kính đối với bậc bề trên

2.3 Các điều kiêng kỵ sau khi bốc bát hương

Sau khi bốc bát hương, gia chủ cần tránh một số vấn đề sau để đảm bảo nghi thức thờ cúng diễn ra thuận lợi:

  • Không được để bát hương gần với những vật dụng gây dễ cháy.
  • Không nên bật quạt hoặc điều hòa bởi gió có thể làm tắt lửa, làm mất đi sự thiêng liêng cho không gian thờ tự.
  • Khi lau dọn bát hương, gia chủ cần tránh để bài vị di chuyển, sau đó sử dụng khăn sạch phun rượu pha gừng để vệ sinh.
  • Không nên thắp quá nhiều hương, gây khó chịu và mở đường cho thập loại chúng sinh lộn xộn.
  • Nếu có nhiều chân hương cần rút, gia chủ nên để lại ít nhất 5 chân hương. Những chân hương đã rút đi phải đốt và thả tro xuống sông, suối.
những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Gia chủ cần tránh làm di chuyển bài vị khi vệ sinh bát hương

>>>> XEM THÊM: 

3. Một số điều cần lưu ý khi bốc bát hương

Muốn việc thờ cúng được linh thiêng và thể hiện lòng thành kính đối với bậc bề trên, gia chủ cần biết cách thờ sao cho tránh những điều phạm kỵ. Vậy những lưu ý khi bốc bát hương là gì?

3.1 Chọn thời điểm bốc bát hương thích hợp

Nghi thức bốc bát hương hoàn toàn có thể được thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong năm. Tuy nhiên, để tăng thêm phần may mắn và tài lộc, bạn cần xem xét và lựa chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp để thực hiện nghi thức.

Theo văn hóa truyền thống, thời điểm thích hợp để bốc bát hương là dịp cuối năm, tốt nhất là vào ngày 23 tháng chạp – ngày ông Công ông Táo về trời. Điều này mang nghĩa xua tan những sự đen đủi, không may mắn trong năm qua và thay chân nhang để chào đón năm mới.

Ngoài ra, nếu thời điểm cần bốc bát hương không trùng với dịp này thì gia chủ có thể chọn ngày hợp với tuổi và mệnh của mình như ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo và ngày có nhiều sao tốt hộ chiếu. Đặc biệt, cần tránh ngày hắc đạo, sát thủ, tam nương và nguyệt kỵ.

những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Thời điểm bốc bát hương nên được diễn ra vào ngày lành tháng tốt để thu hút nhiều vận may

3.2 Xem ngày tốt để tiến hành

Để tìm ngày tốt bốc bát hương, gia chủ có thể tự xác định dựa vào lịch vạn niên, sách xem ngày hoặc nhờ thầy xem giúp. Nếu đã nhờ thầy, gia chủ nên xem tuổi bốc bát hương phù hợp, chọn ngày và giờ bốc bát hương sao cho nghi thức được may mắn nhất.

3.3 Chọn người phù hợp bốc bát hương

Việc bốc bát hương có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai, chỉ cần người đó thành tâm. Cũng có nhiều gia đình lựa chọn lên chùa nhờ các vị sư bốc bát hương, bởi họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc thờ cúng tâm linh. Tuy nhiên, những thành viên trong gia đình cũng hoàn toàn có thể tiến hành bốc bát hương, chỉ cần tắm gội sạch sẽ, vệ sinh chân tay và ăn mặc chỉnh tề.

những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Bất kỳ ai cũng có thể bốc bát hương, chỉ cần thành kính

3.4 Chú ý chất liệu bát hương

Khi thực hiện nghi thức bốc bát hương, chất liệu, màu sắc, hoa văn… là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một bát hương đẹp. Trong đó:

  • Bát hương nên được làm từ các chất liệu như: Gốm sứ, đồng,… Đây là những dòng bát hương hợp phong thủy, có độ bền và mang tính thẩm mỹ cao, hoa văn tinh xảo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần trang nhã.
  • Kích thước bát hương cần được lựa chọn dựa trên số lượng bát hương và kích thước bàn thờ trong mỗi gia đình. Yếu tố này không chỉ quyết định đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy.
  • Màu sắc bát hương cần hợp mệnh gia chủ và phù hợp với không gian của bàn thờ.
những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Chất liệu của bát hương cần phù hợp với không gian thờ cúng

3.5 Bao sái bát hương sạch sẽ 

Giữ cho bát hương sạch sẽ là điều quan trọng để đảm bảo sự trang nghiêm và linh thiêng của không gian thờ cúng. Vì vậy khi mua bát hương về nhà, gia chủ nên thực hiện các bước để làm sạch bát hương như sau:

  • Dùng hỗn hợp gừng giã nhỏ với rượu/ nước ngũ vị để tiến hành làm sạch bát hương.
  • Dùng khăn sạch chưa qua sử dụng để lau khô bát, sau đó lau lại bằng hỗn hợp nước ở trên.

3.6 Xử lý bát hương cũ cẩn thận

Sau khi bốc bát hương trong trường hợp cần thay mới, gia chủ cần chôn bát hương cũ vào dưới đất bên cạnh gốc cây xanh. Trong một số trường hợp, nhiều người lựa chọn cách thả trôi sông bát hương, tuy nhiên điều này sẽ gây nguy hiểm cho những người làm công việc dưới sông hoặc người dân sống gần đó.

những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Bát hương cũ cần được xử lý cẩn thận, tránh thả trôi xuống sông, hồ

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

4. Hướng dẫn các bước bốc bát hương đúng cách 

Bên cạnh việc hiểu rõ những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương đã nêu, gia chủ cũng cần tuân thủ đầy đủ các bước bốc bát hương dưới đây để đảm bảo việc thờ cúng được diễn ra thuận lợi và theo đúng truyền thống tâm linh.

Bước 1: Chuẩn bị bát hương mới

Gia chủ nên chọn mua bát hương mới được làm từ đồng để tránh vỡ hoặc sứt mẻ.

Bước 2: Vệ sinh bát hương

Rửa sạch bát hương bằng hỗn hợp rượu gừng để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.

Bước 3: Chuẩn bị cốt bát hương

Để làm cốt bát hương, gia chủ cần cần chuẩn bị tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết, túi cốt thất bảo.

Bước 4: Tiến hành bốc bát hương

  • Gia chủ cần rửa tay bằng rượu gừng trước khi bốc bát hương.
  • Đặt một lớp thạch anh ngũ sắc xuống đáy bát hương.
  • Bốc tro trấu hoặc cát vào bát, sau đó đếm theo vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử và dừng lại ở chữ Sinh.
  • Đọc câu chú Ngũ Bộ Thần trong quá trình bốc bát hương.
  • Làm sạch bát hương và thắp hương để tẩy uế.

Bước 5: Đặt bát hương lên bàn thờ

  • Đặt bát hương thần linh ở vị trí chính giữa, bát hương bà cô ông mãnh ở bên trái, bát hương gia tiên ở phía bên phải (theo hướng từ trong ra).
  • Đốt 5 chân nhang lên bát hương, sau đó đốt hết những chân nhang còn lại.
  • Dâng hương với lòng thành kính và cầu nguyện cho gia đình và tổ tiên.
những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương
Bốc bát hương cần được thực hiện theo một trình tự đầy đủ các bước

Như vậy, bài viết trên đây đã gửi đến bạn đọc những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương và một số lưu ý thực hiện nghi thức đúng cách. Qua đó, thể hiện lòng thành với tổ tiên và không gây ảnh hưởng đến yếu tố tâm linh trong gia đình. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các gia chủ chuẩn bị nghi thức bốc bát hương đầy đủ và chu đáo hơn. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất tại Xưởng Rèm Đăng Khoa để hiểu rõ hơn về nghi thức quan trọng này.

>>>> CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Đánh giá